Công nghệ IoT là khái niệm được ví như một “kịch bản công nghệ của Thế giới” và được tạp chí Business Insider dự đoán rằng sẽ phát triển trở thành ngành công nghiệp có trị giá tới hơn 3.000 tỷ USD năm 2026. IoT không chỉ làm thay đổi cách con người tương tác trong cuộc sống hàng ngày, nó còn có thể ảnh hưởng đến rất nhiều các đơn vị sản xuất hàng hóa.

I/ IoT là gì?

IoT là từ khóa viết tắt của Internet of Things, nói về một hệ thống mà tất cả các thiết bị đều được kết nối với nhau mạng internet. Người dùng có thể thông qua một thiết bị thông minh được kết nối internet (ví dụ điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, tablet, laptop,…) để kiểm soát trạng thái và hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. 

Trong mạng lưới IoT, mỗi thiết bị đều được “định danh” và có khả năng trao đổi dữ liệu, truyền tải thông tin với nhau thông qua Bluetooth, mạng wifi, mạng viễn thông 3G/4G và tiến tới là 5G, con người chỉ cần sử dụng thiết bị điều khiển hệ thống mà không cần tới tương tác trực tiếp. IoT được dự đoán trong tương lai sẽ là một hệ thống mạng kết nối khổng lồ (bao gồm cả con người) sử dụng điện toán đám mây kết nối các mối quan hệ giữa người với người, người với thiết bị, thiết bị với thiết bị.

II/ Những ứng dụng của công nghệ IoT

IoT hiện đang được ứng dụng trong đời sống hiện nay rất phổ biến và đa dạng, ở nhiều lĩnh vực như:

Ứng dụng IoT trong công nghiệp

Cho tới nay, các nhà máy thông minh (smart factory) hay nhà máy số (digital factory). I-IoT (Industrial Internet of Things) là nhánh phát triển trọng tâm nhất trong ngành IoT nói chung. IoT có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghiệp cho toàn bộ hệ thống sản xuất của dây chuyền. Toàn bộ các thành phần của hệ thống nhà máy thông minh đều sẽ được kết nối bằng IoT. 

Ứng dụng IoT trong nông nghiệp 

IoT được ứng dụng để giúp người dùng nhận biết các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ chất dinh dưỡng của đất trồng, mức độ hấp thụ nước từ đó có thể tính toán và tùy chỉnh lượng các dưỡng chất và phân bón phù hợp. IoT cũng có thể dự báo được tình hình sản lượng, chất lượng của nông sản, từ đó có chính sách, chiến lược giá phù hợp.

Ứng dụng IoT trong giao thông

Hệ thống IoT hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong việc quản lý hệ thống giao thông vận tải và logistics. IoT tích hợp và hệ thống hóa thông tin liên lạc, dòng di chuyển, hỗ trợ theo dõi, kiểm soát và xử lý thông tin trong nhiều hệ thống giao thông phức tạp.

Smart home – Nhà thông minh

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của IoT là hệ thống nhà thông minh (smart home). Đây là hệ thống kết nối các thiết bị điện trong căn hộ thông qua một thiết bị thông minh, qua đó người dùng có thể theo dõi, giám sát và điều khiển các thiết bị này 24/24 từ xa. 

Chăm sóc sức khỏe cá nhân

Bằng việc đeo các thiết bị kết nối chuyên dụng hoặc tích hợp (đồng hồ thông minh, vòng đeo tay thông minh,…), các dữ liệu được hệ thống cảm biến thu thập và phân tích, từ đó giúp người dùng theo dõi tình trạng cơ thể, cường độ vận động, dự báo sức khỏe cũng như những thiết kế phòng chống bệnh tật. 

III/ Cần gì để trở thành IoT Developer

Như một dòng chảy ngầm, kỷ nguyên IOT chỉ thực sự được sự được chú ý và bùng nổ trong những năm gần đây. Và đó là một cơ hội lớn để phát triển trong tương lai nếu bạn muốn đi theo xu hướng IoT. Để bước chân vào lĩnh vực này, bạn cần trau dồi cho mình những kỹ năng quan trọng như:

Kỹ năng chuyên môn

  • Khả năng Code: Một người làm về IoT thì cần phải biết code (lập trình), chỉ khác là họ lập trình ở layer khác. 
  • Bảo mật: Chỉ cần một sơ hở, các thông tin của khách hàng bị đánh cắp sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy đòi hỏi các lập trình viên cần phải có nhiều kiến thức về bảo mật.
  • Điện toán đám mây: IoT hoạt động hiệu quả phần lớn là dựa trên công nghệ Cloud. Nên có khả năng làm việc với Cloud sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc được giao. 
  • Ngôn ngữ lập trình: Dù là lĩnh vực loT hay bất kỳ ngành nghề nào thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin thì cũng đòi hỏi bạn phải trang bị được một số ngôn ngữ lập trình quan trọng như C/C++, Python hay framework Javascript,…

Kỹ năng mềm: 

  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp, diễn đạt tốt sẽ giúp khách hàng, cùng các thành viên trong nhóm có thể dễ dàng hiểu được ý kiến của bạn.
  • Khả năng làm việc nhómđộc lập hiệu quả: Giúp ích cho tiến độ công việc của nhóm và dễ dàng thích nghi với môi trường mới.
  • Luôn kiên trì và chăm chỉ học hỏi thêm các kỹ năng mới về công nghệ IoT.

Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!

Xem thêm: Scrum master là gì?

Xem thêm: Blockchain Developer và những kỹ năng cần thiết

Xem thêm: AI Engineer và những kỹ năng cần thiết