Theo các báo cáo khảo sát về các nguyên nhân chính khiến người lao động nghỉ việc, có đến hơn 40% nhân sự nghỉ việc vì sếp hoặc cấp trên. Làm việc với một người sếp tồi là một trải nghiệm mà chắc hẳn không ai muốn có. Vì ai đi làm cũng mong muốn tìm kiếm công việc ổn định lâu dài, và gặp được một người sếp tốt cũng là một yếu tố giúp nhân viên gắn bó với công việc.

I/ Cách nhận biết một người sếp tồi

Không khó để nhận biết thế nào là một người sếp tồi. Có những đặc điểm bạn cần phải làm việc cùng với họ một thời gian dài mới có thể nhận ra đó là một người “sếp tốt” hay “sếp tồi”. Tuy nhiên một số tính cách chỉ bằng cách quan sát những qua buổi phỏng vấn xin việc bạn cũng có thể tự cảnh giác cho bản thân. Sau đây là những dấu hiệu để nhận diện một người sếp không tốt:

  • Hay đổ lỗi, cướp công của nhân viên
  • Thái độ trịch thượng và thiếu tôn trọng nhân viên
  • Bảo thủ và không tiếp nhận quan điểm của nhân viên 
  • Thiếu kiến thức chuyên môn, không có năng lực
  • Tầm nhìn hạn hẹp
  • Đối xử thiên vị với nhân viên
  • Hay soi mói và quá quan tâm đến tiểu tiết
  • Không quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên 

II/ Cách vượt qua khi gặp một người sếp tồi

Những người chủ tồi cần được xem xét một cách nghiêm túc. Nếu việc nghỉ việc không phải là một lựa chọn tức thì, bạn nên thực hiện một số điều thiết thực để giảm thiểu hậu quả có thể xảy ra khi làm việc với một người sếp tồi. Mặc dù các phương pháp cụ thể phụ thuộc vào tính cách mà sếp bạn mà bạn có như cướp công, thiên vị hay bảo thủ,…thì vẫn có một số bước chung có thể giúp bạn kiểm soát tình hình.

1/ Đừng nói xấu, tọc mạch trong môi trường công sở

Khi có điều không hài lòng về cấp trên ở điểm nào, chúng ta có thói quen nói xấu hay chỉ trích với đồng nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ khiến hình ảnh của bạn trở thành một nhân viên hay nói xấu sếp của mình chứ không thể giúp người sếp đó thay đổi được. Nơi bạn cần phải “nói” những vấn đề này là bộ phận nhân sự, bạn có thể chia sẻ về trường hợp của mình và những điều bạn đã làm để cố gắng thay đổi tình hình.

2/ Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình

Trường hợp không chỉ bạn mà nhiều đồng nghiệp khác cũng gặp vấn đề với người sếp này, dĩ hòa vi quý không phải là một cách tốt. Thẳng thắn chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của bạn với cấp trên để cùng nhau giải quyết và thấu hiểu nhau. Sự thấu hiểu luôn chiến thắng sự than vãn. Nếu không chỉ riêng bạn mà nhiều người khác cũng không hài lòng với cách quản lý của sếp thì bạn có cơ sở để yêu cầu sự thay đổi từ cấp trên của mình.

3/ Đừng trở thành lý do khiến sếp bạn “tồi” hơn

Càng căng thẳng thì những người sếp tồi có thể càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có những hành động làm cho mối quan hệ giữa bạn và sếp vốn trở nên xấu hơn thì tinh thần làm việc của cả sếp và bạn cũng sẽ không còn vui vẻ, hăng say nữa, thậm chí còn kéo không khí cả phòng làm việc âm u hơn. Bạn nên tập trung làm tốt công việc của mình. Khi bạn làm tốt thì cấp trên sẽ là người vô lí nếu họ làm khó bạn.

4/ Sếp tồi cũng có thể là một “món quà”

Không phải chỉ có người sếp tốt có điều kiện giúp bạn phát triển trong công việc. Nếu gặp người quản lý tồi thì bạn vẫn có cơ hội phát triển. Có thể người sếp đó có cách quản lý nhân viên không tốt nhưng họ vẫn có những ưu điểm mà bạn học hỏi được. Hay cách quản lý, hành vi, phong cách giao tiếp với nhân viên, cách ra quyết định,… bạn hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm từ chính những nhược điểm của họ. 

Có được một người sếp giúp bạn tiến bộ và học hỏi được nhiều là rất quan trọng. Nhưng nếu không may mắn gặp một người sếp tồi, việc của bạn là phải học cách đạt đến thành công dù ở bất cứ trường hợp nào. Hãy thoải mái tìm cách giải tỏa để cân bằng lại cuộc sống.

Xem thêm: 4 Kỹ năng Networking hiệu quả

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp Phần 1

Xem thêm: Comfort Zone – Khi nào bạn cần nhảy khỏi vùng an toàn

Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!