Nghệ sĩ Beeple đã thu được hơn 60 triệu USD khi bán bức tranh “Everydays: The First 5.000 Days” dưới dạng NFT. Một dòng tweet định dạng NFT của Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã được bán trực tuyến với giá 2,5 triệu USD. Hay tựa game NFT đình đám Axie Infinity đã giúp Sky Mavis trở thành kỳ lân công nghệ thứ 3 của Việt Nam với định giá hơn 3 tỷ USD chỉ sau hơn 3 năm thành lập. Trên đây là những ví dụ điển hình của cơn sốt NFT đang khiến các nhà đầu tư đua nhau đổ hàng triệu USD giao dịch. Thế thì NFT là gì và tại sao nó lại nhận được nhiều sự quan tâm tới vậy? Hãy cùng Metajobs tìm hiểu những thông tin cơ bản về “cơn sốt công nghệ” này nhé. 

1. NFT là gì?

NFT là cụm từ viết tắt của Non-Fungible Token. Trong đó “non-fungible” được hiểu là độc nhất, không thể thay thế lẫn nhau, còn “token” là đồng tiền mã hóa được phát triển dựa trên công nghệ chuỗi khối- Blockchain. Chính nhờ tính chất duy nhất và không thể hoán đổi của công nghệ Blockchain mà NFT có thể đại diện cho bất cứ loại tài sản nào, vật lý hay phi vật lý, từ âm nhạc, tranh ảnh, tên miền, nhân vật ảo trong game, hay thậm chí một dòng status trên Twitter. Một khi được mã hoá NFT, sản phẩm đó sẽ trở thành duy nhất và các nhà đầu tư sẽ thu lại giá trị sở hữu độc quyền khi họ giao dịch, sưu tầm các món hàng quý hiếm. 

Bức tranh NFT đắt nhất thế giới “Everydays: The First 5000 Days”. Ảnh: The Verge

Ngoài ra, NFT bản thân không phải là một tài sản vật lý, mà là một loại mã hoá để lưu trữ và giao dịch trên toàn thế giới, thông qua token hoặc USD. Nói cách khác, NFT đóng vai trò là một đại diện độc quyền cho tài sản, chứa đựng dữ liệu thông tin nhận dạng và xác minh quyền sở hữu. Vì vậy, khi bạn mua một bức tranh kỹ thuật số NFT, không có nghĩa là bạn được cầm nắm bức tranh, mà bạn đã mua quyền sở hữu của tác phẩm đó. 

2. Tính chất của NFT?

NFT sở hữu các đặc điểm của token trên nền tảng Blockchain

  • Tính độc nhất: mỗi NFT sở hữu tính chất riêng, không trùng lặp, hay có thể sao chép. 
  • Tính khan hiếm: mỗi NFT là duy nhất, không thể thay thế bằng bất cứ hình thức nào. Điều này tạo nên sự khan hiếm độc quyền của các sản phẩm NFT. 
  • Không thể tách rời: khác với ETH, NFT không thể chia nhỏ hay tách rồi dưới bất kỳ hình thức nào.
Bài đăng Twitter đầu tiên của chích ông chủ Twitter là Jack Dorsey được bán với giá 2,9 triệu USD dưới dạng một NFT.

Ngoài ra, công nghệ Blockchain cho phép truy xuất nguồn gốc một cách công khai và phi tập trung, các sản phẩm NFT được đảm bảo quyền sở hữu tài sản, dễ dàng chuyển nhượng và chống gian lận. 

3. Phân loại ứng dụng của NFT?

Nhờ vào các tính chất đặc biệt trên mà NFT được ứng dụng vào đa dạng các lĩnh vực, nổi bật nhất trong các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và các vật phẩm trong trò chơi

NFT Art – Nghệ thuật

Khi NFT gắn liền với một sản phẩm nghệ thuật, nó đóng vai trò như một giấy sở hữu độc quyền giúp các nhà sáng tạo, nghệ sĩ bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm khỏi các hành vi sao chép, bắt chước. Ngoài ra, NFT làm tăng giá trị của sản phẩm nhờ tính khan hiếm và dễ dàng truy xuất nguồn gốc lịch sử giao dịch. 

Tác phẩm “Hoa mai may mắn” của hoạ sĩ Xèo Chu trên sàn Binance NFT

NFT Game

Ở game truyền thống, người chơi phải bỏ ra nhiều tiền để có thể mua vật phẩm và nhân vật. Nhưng thực tế, quyền sở hữu thuộc về các nhà cung cấp game, người chơi không thực sự sở hữu các tài sản. Với game NFT, bạn được phép sở hữu và giao dịch các vật phẩm và nhân vật trong game. Tựa game NFT Axie Finity đã giúp công ty Sky Mavis trở thành kì lân số 3 của Việt Nam với định giá hơn 3 tỷ USD chỉ sau thời gian ngắn thành lập. Hay mới đây, một game đã thu được 80.000 USD thông qua việc bán một lô đất trong game Decentraland (theo Coindesk). 

Ảnh minh họa game Axie Infinity của kì lân Sky Mavis

Số hoá tài sản thật

Bên cạnh các sản phẩm phi vật lý, NFT đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống như bất động sản, vé tham gia sự kiện hay các sản phẩm thương mại. Mới đây, công ty quản lý của nhóm nhạc BTS đã thông báo sẽ phát hành các sản phẩm như thẻ ảnh, truyện tranh của các thành viên dưới dạng NFT. Trong năm 2020, UEFA Champion League đã bán vé online dựa trên công nghệ blockchain. Hay Nike cũng đã công bố ứng dụng NFT vào các bộ sưu tập giày của mình. 

Kết: Mặc dù vẫn còn nhiều mối quan ngại xoay quanh FT, nhưng không thể phủ nhận rằng NFT sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và thị trường công nghệ. Hy vọng rằng những thông tin của Metajobs đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về NFT. Bạn nghĩ thế nào về tiềm năng phát triển của trào lưu công nghệ này? Hãy chia sẻ ý kiến của mình ở phần bình luận nhé!

>>Xem thêm: Top 5 xu hướng tuyển dụng IT 2022

Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!