Nhiều năm về trước, chỉ có một số ít doanh nghiệp chấp nhận cho nhân viên Work From Home do lo ngại về hiệu quả của hình thức làm việc này. Tuy nhiên, thời điểm cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết các công ty chuyển toàn bộ sang phương thức làm việc từ xa để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và bắt kịp tiến độ công việc. 

Work From Home dường như là một cách thức làm việc tối ưu nhất được đưa ra ở thời điểm đó và đã trở thành một xu hướng làm việc ở hiện tại. Bên cạnh những ưu điểm, bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức nhất định. Thực tế, Work From Home vẫn có những khó khăn và áp lực của riêng nó.

1/ Hạn chế giao tiếp và khả năng làm việc nhóm

Work From Home là bạn chỉ cần giao tiếp và trao đổi ý kiến ​​với quản lý, đồng nghiệp hay đối tác của mình qua điện thoại, email hoặc các ứng dụng họp trực tuyến. Chỉ có bạn và màn hình máy tính ở phía trước, tình trạng này dễ dẫn đến cảm giác cô đơn và buồn chán khi không có ai để “chia sẻ” hoặc “nói chuyện”. Ngoài ra, nếu không giao tiếp trực tiếp được thì việc trao đổi công việc cũng sẽ khó khăn do thiếu sự tương tác. Dù có nhiều nền tảng khác nhau như Zoom, Skype, v.v., nơi nhân viên có thể kết nối thông qua các cuộc gọi video nhưng vẫn không thể hiệu quả bằng việc ngồi lại và cùng nhau trao đổi các ý tưởng của mình.

2/ Thiếu đi động lực phát triển 

Work From Home một thời gian dài khiến bạn dễ dàng thỏa hiệp với những gì mình có, dễ dàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra. Thậm chí bạn có thể bỏ quên mục tiêu ban đầu của mình. Khi không làm việc trong môi trường văn phòng, bạn cũng không phải chịu áp lực cạnh tranh từ các đồng nghiệp khác. Vì vậy bạn không còn muốn cố gắng làm việc hay tìm kiếm động lực để phát triển hơn nữa. Lâu dài, bạn sẽ dần đánh mất tác phong làm việc chuyên nghiệp và tính kỷ luật của mình. Hình thức làm việc từ xa này cũng hạn chế sự trao đổi, chia sẻ giữa các đồng nghiệp, thông tin quan trọng dần ít được cập nhật và sau đó là nguy cơ bỏ lỡ những cơ hội thăng tiến.

3/ Thiếu cơ sở vật chất và các thiết bị văn phòng

Nếu bạn chỉ sử dụng máy tính để làm việc thì vấn đề này là không đáng kể. Nhưng đối với những vị trí đảm nhiệm việc sao chép và in ấn nhiều văn bản, tài liệu thì Work From Home có thể khá khó khăn do thiếu các thiết bị cơ bản như máy in, máy photocopy. Còn đối với những người có công việc liên quan đến gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người, làm việc trực tuyến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc của họ. Ngoài ra, làm việc tại nhà cũng gây khó khăn không ít cho các lập trình viên hay các nhà thiết kế, những người cần làm việc với hệ thống máy tính có cấu hình mạnh mẽ. Việc trang thiết bị không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc.

4/ Khó tập trung bởi điều kiện của môi trường làm việc

Làm việc tại nhà có thể khiến bạn dễ dàng bị phân tâm bởi các hoạt động xảy ra trong gia đình. Không phải nhà của ai cũng cung cấp một không gian làm việc tốt như ở văn phòng. Do vậy, bạn rất khó tránh khỏi những tác động của những gì đang xảy ra xung quanh mình. Để có thể Work From Home một cách hiệu quả, bạn cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng bạn tập trung 100% vào công việc của mình. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng công việc và phải chạy deadline liên tục..

5/ Kiệt sức khi làm việc tại nhà 

Giờ làm việc linh hoạt là một trong những lợi ích của Work From Home. Nó cho phép nhân viên sắp xếp giờ làm việc theo sự thuận tiện của họ. Tuy nhiên, điều này có thể trở thành bất lợi cho một số nhân viên khác. Có vài người khi tập trung làm việc họ sẽ quên giờ tan cakhó có thể phân biệt giữa thời gian làm việc và thời gian ở nhà. Điều này dẫn đến thời gian làm việc lâu hơn mức cần thiết, sẽ khiến nhân viên kiệt sức và tăng mức độ căng thẳng. Trong khi đó, làm việc trong văn phòng giúp họ dễ dàng vẽ ra ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư.

Trong bối cảnh hiện tại, hình thức Work From Home vẫn đang là giải pháp tối ưu cho nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi thì cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn mà hình thức làm việc này mang lại. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể làm chủ được tình hình và có phương thức để Work From Home hiệu quả nhất.

Xem thêm: Cách viết CV dành cho IT Fresher

Xem thêm: Kỹ năng tìm việc thời 4.0

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp Phần 1

Đừng quên Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!