Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép thực hiện lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block) được liên kết với nhau bởi các mã hóa. Blockchain đang dần chứng tỏ được mức linh hoạt và bảo mật của nó trong thế giới công nghệ. Cũng từ đó, cơ hội việc làm của các nhà phát triển Blockchain (blockchain developer) tăng lên từng ngày và hiện đang là ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển.

I/ Blockchain Engineer là làm gì?

Lập trình Blockchain (Blockchain Developer) là các kỹ sư phần mềm có kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ Blockchain và chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các ứng dụng dựa trên công nghệ này. Về cơ bản, lập trình viên Blockchain cũng giống như những lập trình viên khác. Nhưng nghề lập trình Blockchain lại được tách riêng ra vì Blockchain là công nghệ mới, khi tách riêng ra sẽ cho thấy độ hot và nhu cầu tuyển dụng cao đối với vị trí này.

Hiện tại, các Blockchain Developers được chia thành 2 dạng:

  • Nhà phát triển phần mềm Blockchain (Blockchain software Developers)
  • Nhà phát triển Blockchain cốt lõi (core Blockchain Developers)

Dù cả hai đều tham gia vào quá trình phát triển Blockchain nhưng đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Blockchain software Developers xây dựng các ứng dụng dựa trên kiến ​​trúc và giao thức Blockchain, chịu trách nhiệm phát triển front-end cũng như back-end của Dapps trong khi core Blockchain Developers giám sát mạng và thiết kế kiến ​​trúc Blockchain, chịu trách nhiệm về bảo mật của mạng Blockchain.

II/ Những kiến thức cần thiết để trở thành một Blockchain Developer

Giống như các công việc phát, ai cũng nên biết kết hợp giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Sau đây là những kiến thức bạn cần phải có để trở thành một Blockchain Developer:

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán:

Tư duy thuật toán và cấu trúc dữ liệu là nền tảng cơ bản đối với các lập trình viên. Nhiệm vụ của thuật toán là giải quyết vấn đề và thực hiện lệnh, vậy nên chính cần tính logic rất cao. Với một hệ thống phức tạp như Blockchain, nếu không có nền tảng cơ bản này, lập trình viên sẽ không thể hướng dẫn máy tính thực hiện đúng lệnh ban đầu. 

Cryptography:

Một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng của sự phát triển Blockchain là Cryptography. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo mật các ứng dụng phi tập trung khỏi những mối đe dọa. Do đó, các lập trình viên Blockchain cần phải có kiến thức vững chắc về chủ đề này.

Kiến trúc Blockchain:

Bao gồm các chủ đề như cơ chế đồng thuận (consensus mechanisms), PoW (Proof of Work), PoS (Proof of Stake), DPoS (Delegated Proof of Stake), các nguyên tắc phân quyền, transactions và mô hình UTXO (Unspent Transaction Output), cơ chế đồng bộ, ví (wallet) & SPV (Simplified Payment Verification), cơ chế forks và rất nhiều kiến thức khác. đây là nền tảng để hiểu rõ nguyên tắc cơ bản và hoạt động bên trong của Blockchain

Smart contract:

Hiện nay hầu hết các giải pháp Blockchain đều cố gắng triển khai các hợp đồng thông minh, nó chiếm hơn 80% thị phần ứng dụng Blockchain và web phi tập trung (Web3) nên việc có kỹ năng về hợp đồng thông minh là rất quan trọng. 

Ngôn ngữ lập trình:

Hầu hết Blockchain Developer bắt đầu bằng cách học một ngôn ngữ lập trình, sau đó sử dụng ngôn ngữ đó để chuyên về phát triển Blockchain. Tuy nhiên. sự phát triển nâng cao trên Blockchain có thể yêu cầu nhà phát triển phải biết nhiều hơn một ngôn ngữ lập trình như C++, Python, Solidity, Simplicity, Java, Golang,v.v… 

Kinh doanh và tài chính:

Các ứng dụng trong thế giới thực của Blockchain liên kết chặt chẽ với tài chính và thanh toán. Nên ngoài những kiến thức chuyên ngành bạn cũng cần có hiểu biết sâu rộng về thế giới tài chính.

Ngoài những kiến thức trên, Blockchain Developer cũng cần rèn luyện một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và khả năng hợp tác tốt để dễ dàng hơn trong hành trình phát triển Blockchain của mình. Blockchain là một lĩnh vực còn khá mới nhưng tính ứng dụng rộng và nhu cầu thị trường cũng cao, nên các lập trình viên nên nắm bắt cơ hội tại thời điểm này và nhanh chóng học hỏi các kiến thức cần thiết để thuận lợi trên đường phát triển sự nghiệp.

Xem thêm:Business Analyst (BA) là gì? Những kĩ năng cần thiết của một BA

Xem thêm: DevOps Engineer và những kỹ năng cần thiết

Xem thêm: Fullstack developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thử thách

Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!