Trên thực tế, một người giỏi giao tiếp ngoài việc ăn nói khéo léo ra, họ còn có biết cách thực sự lắng nghe người khác nói. Và kỹ năng lắng nghe sâu (deep listening) là một kỹ năng cần thiết trong nghệ thuật giao tiếp. Đồng thời nó cũng là phương thức hữu hiệu để chúng ta học hỏi, tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống.

I/ Nghe và lắng nghe sâu khác nhau như thế nào?

Tác giả Nguyễn Lân phân biệt 2 khái niệm này rằng “Nghe là nhận được tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai ý người nói”. Hàng ngày chúng ta nghe rất nhiều âm thanh, tiếng nói xung quanh mình nhưng nhiều khi không lưu tâm, đôi khi không nhất thiết phải hiểu. Từ đó, các công trình nghiên cứu đưa ra kết quả cho thấy “nghe” đến “lắng nghe sâu” được chia thành năm cấp độ: nghe phớt lờ, nghe giả vờ, nghe chọn lọc, nghe chú tâm, nghe thấu cảm.

Nghe thấu cảm là cấp độ cao nhất vì lúc này người nghe không chỉ tiếp nhận thông tin bằng thính giác mà còn bằng cả trái tim để lắng nghe cả những thông tin không nói thành lời. Khi đó, bạn đặt mình vào vị trí của người nói để cảm nhận được tình cảm, nội tâm, suy nghĩ của người nói, nghe một cách tích cực và chân thành. Và kỹ năng lắng nghe sâu cũng là kỹ năng nghe ở cấp độ thấu cảm.

II/ Giá trị của Deep Listening trong môi trường công sở

Trong môi trường công sở, nếu lời nói khiến bạn dễ dàng nổi bật trong đám đông thì lắng nghe khiến bạn gây thiện cảm trong mắt sếp và đồng nghiệp. Lắng nghe giúp chất lượng thông tin có được sẽ nhiều hơn nghe rất nhiều vì chúng ta phải tập trung, sàng lọc và phân tích thông tin. 

Theo tháp nhu cầu Maslow thì nhu cầu được tôn trọng là một trong những nhu cầu luôn tồn tại trong bản thân mỗi người và khi ta lắng nghe đối phương nói bằng cả chân thành là chúng ta đang làm thỏa mãn nhu cầu này của họ. Điều này giúp gắn kết, tạo lập các mối quan hệ với đồng nghiệp thậm chí còn giúp bạn xây dựng lòng tin với mọi người đặc biệt là khách hàng mới hoặc đối tác mà bạn muốn phát triển mối quan hệ làm việc lâu dài.

Biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta chạm tới sự thành công nhanh hơn. Theo kết quả điều tra của Mỹ thì trong quá trình làm việc các nhà quản trị dành 32,7% thời gian cho việc lắng nghe, 25,8% thời gian cho việc nói, 22,6 % cho việc viết và chỉ dành 18,8% cho việc đọc. Tất cả họ đều cho rằng lắng nghe sâu là mấu chốt giúp họ thành công trong công việc. Vì khi biết lắng nghe, chúng sẽ tiếp thu tri thức tốt hơn, học hỏi được kinh nghiệm nhiều hơn, có cái nhìn về mọi vấn đề thấu đáo hơn, được cấp trên, đồng nghiệp, đối tác đánh giá cao hơn, mở rộng phát triển nhiều mối quan hệ tốt đẹp, bền vững hơn. Đó chính là các yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công.

Khi chủ động lắng nghe người khác, bạn sẽ dễ dàng phát hiện những khó khăn và vấn đề mà họ đang gặp phải, hoặc các khúc mắc trong công việc. Từ đó, rút ra được bài học cho bản thân và sớm tìm ra giải pháp hoặc lập kế hoạch để giải quyết vấn đề tương tự cho riêng mình. Người lắng nghe thấu cảm luôn có sự tương tác với người nói, do vậy họ có thể nhớ rất rõ các chi tiết cụ thể. Việc này rất quan trọng, nhất là khi người nói đang giải thích, hướng dẫn bạn về một quy trình mới hoặc truyền tải thông điệp mà bạn cần lắng nghe và làm theo. Vì vậy, lắng nghe sâu còn là phương thức học hỏi, bổ sung kiến thức nhanh nhất, nhớ được sâu nhất. 

III. Làm sao để lắng nghe tốt hơn?

Mỗi ngày, chúng ta đều có cơ hội để thực hành lắng nghe với mọi người và dưới đây là một số mẹo để xây dựng, luyện tập củng cố khả năng lắng nghe sâu cho bản thân:

● Đặt mình vào hoàn cảnh người nói

● Lắng nghe thật kỹ nội dung

● Chú ý vào ngôn ngữ cơ thể

● Trau dồi khả năng thấu cảm

● Tránh việc phê bình chỉ trích người nói

● Giao tiếp ánh mắt với người nói

● Chú ý vào mối liên hệ của cảm xúc và từ ngữ

● Chú ý vào giọng nói và ngữ điệu

● Lặp lại bằng từ của bạn điều người khác vừa nói 

● Thể hiện sự chú tâm bằng cách gật đầu và nói “À, ừ..”

● Thỉnh thoảng tóm tắt lại ý của người nói khi có cơ hội

Kỹ năng lắng nghe trong môi trường công sở rất quan trọng, nó sẽ hình thành những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, điều đó sẽ làm cho công việc của bạn trở nên suôn sẻ hơn và thuận lợi hơn.

Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!

Xem thêm: 4 Kỹ năng Networking hiệu quả

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp Phần 1

Xem thêm: Comfort Zone – Khi nào bạn cần nhảy khỏi vùng an toàn