Môi trường làm việc là nơi mang đến cơ hội để chia sẻ ý kiến, cùng nhau làm việc và tạo ra những mối quan hệ xã hội tích cực. Tuy nhiên, có những đồng nghiệp xấu tính có thể tác động tiêu cực không chỉ đến môi trường làm việc, văn hóa công ty mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và động lực của các nhân viên khác trong công ty. Sau đây là một số kiểu đồng nghiệp xấu tính mà bạn có thê gặp nơi công sở.

1. Người thích nói xấu đồng nghiệp và cấp trên

Người thích nói xấu đồng nghiệp và cấp trên là những người có xu hướng truyền miệng thông tin tiêu cực, thường là những lời chỉ trích, phê phán hoặc thông tin sai lệch về đồng nghiệp và cấp trên của mình. Hành vi này gây mất lòng tin, xung đột và tạo ra bầu không khí làm việc căng thẳng giữa các thành viên trong công ty.

Nếu gặp tình huống này, bạn có thể xử lý bằng cách:

  • Tránh tham gia nói xấu: Hãy tránh tham gia vào những cuộc trò chuyện này, thể hiện sự không đồng tình hoặc thậm chí tránh xa để không bị chèo kéo.
  • Tìm hiểu về nguyên nhân: Đôi khi, người khác có lý do riêng để thể hiện hành vi tiêu cực. Tìm hiểu xem tại sao họ lại có hành vi này có thể giúp bạn đối phó một cách tốt hơn.
  • Bày tỏ quan điểm tích cực: Nếu cần thiết, hãy bảo vệ đồng nghiệp khi họ bị chỉ trích một cách không công bằng bằng cách đề cao những thành tựu và đóng góp tích cực của họ. 
  • Báo cáo cho quản lý: Nếu hành vi tiêu cực tiếp tục và gây hại đến môi trường làm việc, bạn nên báo cáo cho quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đây là một vấn đề lặp đi lặp lại và đang dần trở nên nghiêm trọng.

2. Người thích bắt nạt và đùn đẩy việc cho người khác 

Những người này thường lợi dụng quyền lực hoặc vị trí của mình để làm khó khăn, áp đặt hoặc tạo ra tình huống không thoải mái cho người khác trong doanh nghiệp. Họ cố ý làm cho đồng nghiệp cảm thấy khó chịu và bị xâm phạm, thường thông qua hành vi phân biệt đối xử, trêu chọc hoặc thậm chí là đùn đẩy công việc.

Một số cách bạn có thể xử lý nếu trở thành nạn nhân trong tình huống này:

  • Giữ bình tĩnh và tự tin: Đầu tiên, hãy giữ tinh thần mạnh mẽ và tự tin. Không để hành vi bắt nạt làm mất tinh thần hoặc ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
  • Thẳng thắn đưa ra lí do hợp lý: Trong trường hợp bạn bị đùn đẩy việc ngoài khả năng, hãy nói rõ ràng về giới hạn công việc của bạn và lý do vì sao bạn không thể nhận lời làm việc này. 
  • Hỏi ý kiến cấp trên: Báo cáo tình huống này cho cấp trên hoặc người quản lý của bạn và yêu cầu họ can thiệp, giải quyết vấn đề một cách công bằng.
  • Tìm sự hỗ trợ từ người đồng nghiệp đáng tin: Tìm đến những người đồng nghiệp đáng tin cậy để chia sẻ tình huống và cảm xúc của bạn. Họ có thể đồng cảm và hỗ trợ bạn trong việc đối mặt với tình huống này.

3. Người ích kỷ, không hợp tác trong công việc

Kiểu người này chỉ quan tâm đến lợi ích và mục tiêu cá nhân của mình, không sẵn lòng hỗ trợ đồng đội hoặc đóng góp vào mục tiêu và thành công chung của tổ chức. Họ thường bỏ qua lợi ích chung và thường xuyên tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường làm việc. 

Đây là cách bạn có thể xử lý tình huống này:

  • Đề xuất giải pháp win-win: Hãy đề xuất các giải pháp có lợi cho tất cả mọi người, không chỉ cho bạn mà còn cho họ. Khi họ thấy được rằng việc hợp tác mang lại lợi ích cho họ, họ có thể sẵn lòng tham gia.
  • Hợp tác với các đồng đội khác: Nếu không thể thay đổi thái độ của họ, hãy tìm cách hợp tác với những đồng nghiệp khác có tinh thần đồng đội và sẵn sàng cùng bạn đạt được mục tiêu.
  • Lập kế hoạch cá nhân: Trong trường hợp không thể thay đổi thành viên cùng nhóm, hãy tập trung vào phát triển kế hoạch cá nhân và công việc của bạn. Điều này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào họ.

4. Người thích “dìm hàng” người khác để tâng bốc bản thân

Đây là những người thường sử dụng chiêu trò phê phán, chỉ trích hoặc tạo ra những tình huống xấu để làm cho người khác trở nên kém cỏi, làm giảm giá trị hoặc ảnh hưởng của người khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tâng bốc hoặc tạo ấn tượng tích cực về bản thân. 

Cách xử lý nếu bạn gặp phải tình huống này:

  • Bình tĩnh đối mặt và kiểm soát cảm xúc: Không cần phản ứng quá mạnh hoặc tức giận. Thay vào đó, hãy đối mặt với tình huống một cách khôn ngoan và bình tĩnh.
  • Phản hồi bằng lời nói tích cực: Thay vì đối phó bằng cách “dìm lại”, hãy sử dụng lời nói tích cực và lịch sự để đánh bại hành vi tiêu cực. Sự tôn trọng và lịch sự của bạn sẽ được mọi người đánh giá cao hơn trong tình huống này.
  • Xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp khác: Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và người xung quanh. Khi đó, nếu xảy ra tình huống này thì đa số đồng nghiệp sẽ tin tưởng và hiểu cho bạn.

Việc đối mặt và xử lý các kiểu đồng nghiệp xấu tính đòi hỏi sự thông minh, nhẫn nại và khéo léo. Điều quan trọng là bạn phải giữ tinh thần tích cực, tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và tạo nên môi trường làm việc thoải mái và hòa thuận.

Xem thêm: Interpersonal skill là gì?

Xem thêm: 6 Dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi nơi làm việc

Xem thêm: Stress-management – Kỹ năng quản lý căng thẳng nơi công sở

Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!