Scrum Master là một trong những người giữ vai trò quan trọng giúp cho các thành viên trong nhóm công ty có thể hiểu rõ hơn về giá trị thực hành, lý thuyết, quy tắc cũng như các giá trị thiết thực đối với một Scrum. 

i/ Scrum Master là gì?

Scrum Master là những người sẽ chịu trách nhiệm điều phối chính trong mô hình Agile. Họ sẽ có vừa có vai trò cầu nối, vừa giúp điều phối công việc sao cho trơn tru nhất có thể. Họ sẽ phải làm việc với khách hàng (Product Owner) để lấy thông tin và yêu cầu. Sau đó, Scrum Master sẽ quản lý team theo từng các Sprint và có một buổi họp ngắn với các thành viên trong team để nắm được những tiến độ đã hoàn thành và những tiến độ cần hoàn thành trong thời gian sắp tới. Đồng thời, nếu có vấn đề xảy ra, Scrum Master sẽ giúp giải quyết chúng nhanh nhất có thể.

Ngoài lĩnh vực phần mềm, Scrum Master còn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực nên nhiệm vụ và trách nhiệm có thể khác nhau ở từng công ty. Nhưng nhìn chung một số đầu việc mà Scrum Master phải đảm nhiệm là:

  • Điều phối cuộc họp liên quan đến dự án
  • Giải quyết, hỗ trợ sớm nhất có thể khi các thành viên gặp vấn đề trong giai đoạn làm việc
  • Huấn luyện nhóm về các nguyên tắc scrum và thực hành
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các thảo luận cởi mở
  • Chủ động xác định và giải quyết các vấn đề
  • Theo dõi và cập nhật tiến trình dự án
  • Đánh giá hiệu suất công việc của nhóm
  • Đánh giá năng lực của từng thành viên sau khi kết thúc mỗi giai đoạn phát triển 
  • Đề ra phương hướng cải thiện hiệu quả công việc trong các giai đoạn tiếp theo 

II/ Phân biệt giữa Scrum Master và Project Manager?

Đọc tới đây có lẽ bạn đang thắc mắc Scrum Master có gì khác so với vị trí Project Manager mà mọi người thường biết. Xét về cấp độ công việc, Project Manager có vị trí cao hơn vì Scrum Master chỉ tập trung quản lý phần phát triển sản phẩm. Để phân biệt rõ ràng giữa 2 khái niệm này ta có thể hiểu:

Project Manager là người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm nhận toàn bộ quá trình hoạt động của một dự án (từ việc lấy yêu cầu của khách hàng, lên kế hoạch, quản lý ngân sách và quản lý nhân sự để đảm bảo dự án luôn đạt được yêu cầu của khách hàng về chất lượng, tiến độ).

Trong khi đó, nhiệm vụ chính của Scrum Master là lấy yêu cầu của khách hàng sau đó thiên về điều phối, tổ chức công việc và đảm bảo cho các thành viên vận hành theo đúng mô hình Agile.

III/ Những kiến thức cần thiết của một Scrum Master

3 kỹ năng quan trọng mà một Scrum Master cần có:

Thứ 1, kiến thức vững chắc về Scrum là điều kiện cần để trở thành Scrum Master. Bạn cần phải hiểu rõ mô hình Scrum vận hành thế nào và hoạt động của từng Sprint ra sao. Đồng thời, Scrum Master cũng cần có hiểu biết về các hoạt động trong lập trình nói chung để hỗ trợ teammate nếu cần. 

Thứ 2, khả năng tổ chức công việc khoa học và hiệu quả để thực hiện những nhiệm vụ như: quản lý user story, kiểm soát các meeting, quản lý backlog. Trong mỗi một Scrum sẽ có nhiều meeting như: Daily stand-up meeting, Sprint retrospective meeting…Stand-up meeting. Và Scrum Master cần biết cách kiểm soát thời gian với mỗi loại meeting khác nhau.

Thứ 3, một Scrum Master cần sở hữu khả năng lên kế hoạch nhanh chóng, dễ dàng. Họ sẽ cần biết cách sắp xếp User Story sao cho hợp lý nhất và không bị chồng chéo quá nhiều vào nhau, bởi vì chỉ có những User Story quá lệ thuộc vào các loại User Story khác sẽ mới bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, để trở thành một Scrum Master bạn cũng cần rèn luyện: 

  • Có thể làm việc toàn thời gian nhằm phục vụ cho nhóm phát triển, khách hàng (Product Owner) và các tổ chức trong quá trình phát triển lâu dài. 
  • Phải có độ am hiểu về Scrum vô cùng cao. Chỉ khi có sự am hiểu này thì bạn mới có thể trở thành người đủ khả năng giảng dạy, hướng dẫn cũng như thực thi bảo vệ cho Scrum. 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt là điều không thể thiếu đối với một Scrum Master. 
  • Củ động rèn luyện thường xuyên các kỹ năng, phương pháp phục vụ giảng dạy cũng như phát triển chung cho doanh nghiệp. 
  • Cần phải có tinh thần học tập cao, thường xuyên cải thiện và củng cố kiến thức và kỹ năng cho bản thân. 

Xem thêm:Business Analyst (BA) là gì? Những kĩ năng cần thiết của một BA

Xem thêm: DevOps Engineer và những kỹ năng cần thiết

Xem thêm: Fullstack developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thử thách

Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!