Có vô vàn mô hình phát triển phần mềm khác nhau cho các lập trình viên lựa chọn để hỗ trợ công việc của mình. Trong đó, CI/CD là một giải pháp công nghệ được đánh giá cao, đem lại hiệu quả rất tốt. 

I/ CI/CD là gì?

CI/CD là bao gồm công việc của CI (Continuous Integration)CD (Continuous Delivery), giúp cho quá trình tích hợp (integration) thường xuyên, nhanh chóng hơn khi viết mã (code) cũng như thường xuyên cập nhật phiên bản mới (delivery).

  • CI (Continuous Integration): là một phương pháp phát triển phần mềm đòi hỏi các lập trình viên trong một nhóm phát triển dự án phải liên tục tích hợp công việc với nhau, ít nhất là một lần tích hợp mỗi ngày. Việc này giúp phát hiện ra những vấn đề phát sinh nhanh nhất có thể. Sử dụng CI sẽ góp phần làm giảm những vấn đề về tích hợp và cho phép việc phát triển phần mềm nhanh hơnđúng tiến độ hơn. 
  • CD (Continuous Delivery): cho phép tự động hóa phần mềm testing kiểm tra nhiều thước đo trước khi triển khai. Ngoài ra, CD sẽ chia quy trình chuyển giao thành nhiều giai đoạn nhỏ với những mục tiêu riêng nhằm xác minh chất lượng của các tính năng để tránh được các lỗi phát sinh gây ảnh hưởng tới quá trình trải nghiệm của người dùng.

Vậy CI/CD là quá trình làm việc liên tụctự động hóa của phần mềm. Được xem là một giải pháp công nghệ giúp cho việc cung ứng các dịch vụ đến với khách hàng được liên tụcđạt hiệu quả tốt nhất trong chuỗi hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Hiện nay, mô hình CI/CD đã được áp dụng rộng rãi vào quy trình làm việc của nhiều doanh nghiệp làm trong lĩnh vực IT.

II/ Ưu nhược điểm của mô hình CI/CD

Ưu điểm:

  • Đảm bảo logic: Vì trong quy trình CI/CD có phần tự động kiểm tra (automation test) nên khi nhà phát triển xây dựng tính năng mới thi các  tính năng cũ sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Tiết kiệm thời gian và nhân lực: Vì quy trình CI/CD mang tính tự động cao nên các lập trình viên không cần phải tự mình thực hiện việc xây dựng (build) và triển khai (deploy) phần mềm/ứng dụng. Từ đó, CI/CD cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc.
  • Tính năng chia sẻ thông tin: CI và CD có tính năng chia sẻ thông tin, dữ liệu nhanh chóng giữa các thành viên trong một nhóm. Điều này giúp đội ngũ phát triển sớm có những kế hoạch triển khai phù hợp.
  • Giảm thiểu rủi ro không đáng có: CI/CD cho phép làm giảm thiểu những rủi ro nhờ việc phát hiện và sửa lỗi sớm, giúp tăng chất lượng sản phẩm nhờ khả năng tự động kiểm tra và quan sát. 

Nhược điểm:

  • Thường xuyên nâng cấp: Đây được xem là nhược điểm vì CI/CD thường xuyên được nâng cấp nên đòi hỏi các lập trình phải nhanh chóng học hỏi, cập nhật kiến thức mới thường xuyên để đáp ứng quá trình tối ưu hóa phần mềm.
  • Bộ kỹ năng khá phức tạp: Để quá trình tự động hóa diễn ra trơn tru, nhà phát triển phải hiểu rõ cách vận hành của mô hình và phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài mới có thể vận hành được CI/CD.
  • Chi phí: Để ứng dụng CI/CD vào công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư trước một khoản phí khá lớn. Không nhiều công ty dám mạo hiểm bởi việc sử dụng CI/CD không phải dễ dàng.

Việc sử dụng CI/CD mang đến rất nhiều lợi ích thực tiễn vào trong quá trình viết mã và phát triển phần mềm nếu lập trình viên thực sự đầu tư công sức. Và CI/CD chắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn tìm một giải pháp công nghệ hiệu quả để phát triển phần mềm. 

Xem thêm: Top 5 Back-end Framework phổ biến nhất 2022

Xem thêm: Xu hướng Front-end Framework trong nửa đầu năm 2022

Xem thêm: DevOps Engineer và những kỹ năng cần thiết
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!