Peer Pressure (áp lực đồng trang lứa) là cụm từ phổ biến gần đây, đặc biệt trong giới trẻ. Nếu không biết cách chuyển hóa chúng thành động lực phát triển, các bạn trẻ rất dễ rơi vào trạng thái tự ti, lo lắng và bi quan kéo dài.  

I/ Peer Pressure là gì?

Peer Pressure là thuật ngữ chuyên ngành trong tâm lý học được hiểu là áp lực đồng trang lứa. Đây có thể là áp lực từ ý kiến, hành vi, tác phong hoặc giá trị con người của một cá nhân hoặc tập thể tác động trực tiếp lên tư tưởng của bản thân. Ngoài ra, áp lực đồng trang lứa cũng có thể được hiểu rộng hơn là khi cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người thuộc cùng một nhóm xã hội như cùng lớp, cùng tuổi, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,…

Theo một nghiên cứu, cứ 10 người thì có tới 6 – 7 người bị áp lực đồng trang lứa, đặc biệt là trong môi trường học tập và làm việc. Như vậy, có thể nói rằng áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở bất cứ người nàobất cứ độ tuổi nào. Nếu không biết cách tiết chế thì áp lực đồng trang lứa có thể đè nặng bạn trong thời gian dài. Điều này sẽ dẫn đến stress, mệt mỏi, lo lắng, bi quan,… Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy tự ti và ngại gặp mặt bạn bè do bị áp lực quá mức trước sự thành công của người khác.

II/ Nguyên nhân dẫn đến Peer Pressure

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp lực đồng trang lứa. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

Cách giáo dục của cha mẹ: Việc cha mẹ thường xuyên chê bai và phê phán cũng sẽ tạo ra nhiều áp lực cho con cái. Đặc biệt, thói quen so sánh con với những người bạn đồng trang lứa của nhiều cha mẹ chính là nguyên nhân dẫn tới Peer Pressure. Hơn nữa, yếu tố này còn làm gia tăng mâu thuẫn trong gia đình vì các con luôn cảm thấy bố mẹ quá áp đặt và thiếu tôn trọng con.

Nhu cầu ngày càng tăng cao: Nhu cầu của con người đang ngày càng được tăng cao theo thời gian. Xã hội luôn có sự phát triển không ngừng nên có rất nhiều người trẻ được học tập, phát huy năng lực và thành công từ rất sớm. Vì vậy, số lượng các cá nhân xuất sắc trong xã hội cũng nâng cao cả về kỹ năng và trình độ. Đặc biệt, khi nhìn thấy những cá nhân ưu tú được quan tâm và ngưỡng mộ thì bản thân mỗi người cũng hình thành nhu cầu tương tự. Trong một số trường hợp, điều này có ảnh hưởng tích cực giúp xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ở nhiều người thì điều này có thể làm gia tăng áp lực.

Sự bùng nổ của mạng xã hội: Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi” khi nó vừa góp phần cung cấp thông tin, nhưng cũng khuếch đại áp lực đồng trang lứa. Sự xuất hiện của mạng xã hội sẽ khiến cho việc so sánh bản thân với người khác diễn ra thường xuyên hơn. Ngày nay, mọi người hay có thói quen chia sẻ cuộc sống cá nhân lên mạng xã hội. Khi thấy bạn bè chia sẻ thành tựu lớn như mua nhà, mua xe, đi du học, tăng lương,…thì chúng ta rất khó tránh khỏi những áp lực.

III/ Những cách để vượt qua Peer Pressure

Mọi người cần biết cách vượt qua áp lực đồng trang lứa để tránh ảnh hưởng xấu do tình trạng này xảy ra: 

Xác định mục tiêu sống rõ ràng: Xác định mục tiêu riêng phù hợp rồi cố gắng hết mình thay vì đi theo con đường của người khác.Chỉ khi có mục đích sống rõ ràng, có chí hướng tiến lên thì bạn mới có động lực để cố gắng. Chắc chắn rằng, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi chỉ tập trung vào mục tiêu cá nhân của mình và không thèm “ngó ngàng” gì tới áp lực xung quanh rồi.

Không so sánh bản thân với bất cứ ai: Mỗi người đều có thế mạnh riêng, khả năng riêng, và tất nhiên cả giới hạn riêng. So sánh bản thân với người khác chính là thói quen xấu gây ra hoặc làm tồi tệ thêm áp lực đồng trang lứa. Trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình là điều mà chúng ta thường xao lãng, giữa mê cung của những mẫu hình hư ảo.

Tôn trọng sự lựa chọn của người khác: Tôn trọng sự lựa chọn của người khác vì họ đưa ra ý kiến không phải dựa vào tiêu chuẩn của bạn, nên đừng cảm thấy khó chịu khi không đúng ý mình. Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng bản thân mình. Và quan trọng hơn là để tâm trạng luôn thoải mái, hạnh phúc với cuộc sống. 

Peer Pressure là tình trạng phổ biến mà hầu hết các bạn trẻ đều mắc phải. Nghe qua thì chắc hẳn chẳng ai quan tâm, nhưng Peer Pressure sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai nếu bạn không biết cách vượt qua nó..

Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!

Xem thêm: 4 Kỹ năng Networking hiệu quả

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp Phần 1

Xem thêm: Comfort Zone – Khi nào bạn cần nhảy khỏi vùng an toàn