Back-end được xem là phần chìm dưới mặt nước nếu ví việc việc lập trình web (web development) như một tảng băng trôi. Dễ hiểu hơn đây là phần mà người dùng không thể thấy được. Và Framework là công cụ giúp công việc của Back-end Developer trở nên dễ dàng hơn. 

I/ Back-end Framework là gì?

Framework là các đoạn code viết sẵn và cấu thành một bộ khung giúp xác định cấu trúc website. Framework cung cấp các tính năng có sẵn như mô hình, API và các yếu tố khác để tối giản cho việc phát triển web phong phú.  Vậy thì Back-end Framework là bộ khung hỗ trợ lập trình viên trong quá trình xây dựng logic phía máy chủ các trang web, ứng dụng từ phía sau nhanh hơn và dễ cộng tác hơn. 

II/ Top 5 Back-end Framework phổ biến nhất hiện nay

1/ Django

Django là framework mà mã nguồn mở dựa trên MVT (Model, View, Template), được viết bằng Python. Django hỗ trợ thiết kế các website phức tạp dựa trên những cơ sở dữ liệu có sẵn. Nó hoạt động theo nguyên lý giữ lại các thành phần (component) để tái sử dụng và tạo nên các website với ít code, ít khớp nối, có khả năng phát triển và không bị trùng lặp. 

Ưu điểm:

  • Bảo mật tốt vì Django giúp nhà phát triển tránh được các lỗi thường gặp như nhấp chuột, kịch bản chéo trang, SQL tiêm, giả mạo yêu cầu,…
  • Có sẵn tính năng cho phép lập trình viên mở rộng thỏa thích trong việc quản lý lưu lượng người truy cập, thích hợp với các trang có traffic lớn.
  • Dễ sử dụng và dễ học, có tài liệu hỗ trợ miễn phí trên mạng, thậm chí là sách in. Mạng lưới sử dụng rộng rãi nên người mới cũng có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trên cộng đồng mạng.

Nhược điểm:

  • Không có quy ước để các nhà phát triển có thể tuân theo khi phát triển web, gây khó khăn với những người đã từng làm việc theo các khuôn khổ, quy ước về cấu hình. 
  • Không phù hợp để phát triển các ứng dụng/website quy mô nhỏ.

2/ Laravel

Laravel là framework mà mã nguồn mở và miễn phí dựa trên MVC (Model, View, Controller), được viết bằng ngôn ngữ PHP. Được xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển các phần mềm, ứng dụng với nhiều tính năng mới mẻ, hiệu quả và dễ thực hiện. Cho đến nay, Laravel đã được phát triển đến phiên bản 9.0 với nhiều cải tiến vượt trội hơn.

Ưu điểm:

  • Sử dụng Laravel giúp các lập trình viên tiếp cận những tính năng mới nhất mà PHP cung cấp.
  • Tính năng tích hợp với dịch vụ mail giúp bạn có thể gửi thư qua các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây hoặc local.
  • Hỗ trợ các cache Back-end như Memcached và Redis out-of-the-box hoặc có thể tùy chỉnh cấu hình cache.

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ tính năng thanh toán mà phải sử dụng thêm thứ ba. 
  • Một số bản nâng cấp có thể có vấn đề vì thiếu sự liên tục giữa các phiên bản.

3/ Flask

Flask là một framework được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình web Python. Mặc dù Flask có dung lượng khá nhẹ nhưng lại rất linh hoạt khi sử dụng để phát triển ứng dụng, website. Nó thường được chọn sử dụng để thiết kế trang web đơn giản hoặc xây dựng ứng dụng cho các trang web lớn, phức tạp.

Ưu điểm:

  • Siêu nhỏ nhẹ, công cụ tối giản nhưng tốc độ hoạt động cực nhanh và tương đối đơn giản.
  • Có khả năng kết nối với các tiện ích mở rộng bởi không có ORM.
  • Trình duyệt được nhúng sẵn trình gỡ rối đồng thời hạn chế tuyệt đối các rủi ro về bảo mật khi lập trình web vì ít phụ thuộc vào bên thứ ba.

Nhược điểm:

  • Nhược điểm duy nhất là nhà phát triển phải tự mình gọi thêm các tiện ích mở rộng nếu có nhu cầu và tự thực hiện công việc nhiều hơn.

4/ Express.js

Express.js một framework mã nguồn mở và miễn phí trên nền tảng của Node.js. Thường được sử dụng để thiết kế và tạo lập các ứng dụng web một cách đơn giản và nhanh chóng. Và Express.js chỉ yêu cầu ngôn ngữ lập trình Javascript nên việc xây dựng các ứng dụng web và API trở nên đơn giản hơn với các lập trình viên và nhà phát triển.

Ưu điểm:

  • Giúp giảm một nửa thời gian viết mã mà vẫn tạo ra các ứng dụng web hiệu quả. Ngoài ra còn làm giảm những áp lực cần thiết với sự trợ giúp của các tính năng khác nhau.
  • Hoàn toàn miễn phí, không tốn một chút kinh phí nào.
  • Sử dụng Javascript, là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, dễ đọc và được hỗ trợ ở mọi nơi.

Nhược điểm:

  • Phù hợp với việc phát triển ứng dụng mới nhưng không phải là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để xây dựng và triển khai các dự án quan trọng.

5/ Spring Boot

Spring Boot là một framework mà mã nguồn mở, nằm trong Spring Framework nổi tiếng của Java. Spring Boot là phần mở rộng của Spring, được sử dụng để xây dựng các ứng dụng sử dụng microservices. Nó tạo điều kiện giúp tăng tốc quá trình phát triển hiệu quả hơn nhờ vào các tính năng cốt lõi được cung cấp cho các lập trình viên như cấu hình nhanh, xử lý hàng loạt, quy trình làm việc hiệu quả và nhiều công cụ khác nhau.

Ưu điểm:

  • Tự động cấu hình tất cả các thành phần (component) cho một ứng dụng mà Spring cấp sản xuất.
  • Dễ dàng truy cập cơ sở dữ liệu và các dịch vụ hàng đợi như MySQL, Oracle, MongoDB, Redis, ActiveMQ và các dịch vụ khác.
  • Các máy chủ nhúng được tạo sẵn (Tomcat, Jetty và Undertow), dẫn đến việc triển khai ứng dụng được tăng tốc và hiệu quả hơn.
  • Dễ dàng tích hợp các phần liên quan như Spring-MVC, Spring Data, Spring Security, Spring Cloud,v.v…

Nhược điểm:

  • Quá trình chuyển đổi dự án từ Spring cũ sang ứng dụng Spring Boot gặp khó khăn và tốn thời gian.
  • Hoạt động với các microservices nên Spring Boot không phù hợp để xây dựng ứng dụng cho các dự án quy mô lớn.

Các Back-end framework khác nhau có những ưu và nhược điểm khác nhau. Để đi đường dài trên hành trình Back-end Developer thì việc lựa chọn một framework phù hợp là điều cần thiết.

Xem thêm: DevOps Engineer và những kỹ năng cần thiết

Xem thêm: Agile Vs Waterfall

Xem thêm: Fullstack developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thử thách

Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!