Nếu như nói một tổ chức không thể thiếu đi bóng dáng của người quản lý vì họ là những người chịu trách nhiệm cho những công việc chung, chịu trách nhiệm dẫn dắt nhân viên, giao nhiệm vụ và theo dõi kết quả lao động của họ. Thì cuộc đời bạn cũng cần có một người quản lý giỏi để đưa mọi thứ vào “khuôn khổ”, cải thiện công việc và cả cuộc sống của bạn. Và người quản lý này không ai khác ngoài chính bản thân bạn, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng Self-leadershipLãnh đạo tự thân để hướng đến những chặng đường thăng tiến hơn.

i/ Self-leadership là gì?

Lãnh đạo bản thân là khi bạn nhận thức đúng đắn để hiểu mình là ai, mình có thể làm gì, mình sẽ làm gì với những khả năng đó. Điều này sẽ giúp bạn xác định được các yếu tố: mình nên làm gì, tại sao mình làm điều đó và mình làm như thế nào nhằm định hướng con đường mục tiêu trong tương lai.

Lãnh đạo bản thân cũng giống như việc bạn tự quan sát, tự quản lý bản thân nhưng hơn hết, kỹ năng này ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn từ sức khỏe, công việc đến các mối quan hệ. Rèn luyện kỹ năng Self-leadership sẽ giúp nâng cao sự tự chủ của mỗi người trong việc quản lý thời gian, công việc, tài nguyên đang có để sử dụng chúng một cách khoa học. 

Những giá trị mà kỹ năng Self-leadership mang lại là gì?

Nếu trở thành một người lãnh đạo bản thân tốt, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều giá trị như sau:

  • Biết được mục tiêu, giá trị của bản thân và hiểu rõ những điều có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và hành động của mình.
  • Trở nên tự tin hơn vì biết cách hành động và phát triển kỹ năng một cách đúng đắn, theo hướng phù hợp.
  • Khi tự tin vào bản thân, bạn sẽ ngày càng sáng tạo và luôn luôn đổi mới theo hướng tốt nhất.
  • Cải thiện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý mọi tình huống nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống.
  • Xây dựng tính kỷ luật, sự tự tin và tạo ra giá trị cho riêng mình.
  • Nâng cao khả năng tự giác, trách nhiệm với bản thân.
  • Hoàn thành mọi công việc một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
  • Biết cách đặt mục tiêu và kiên trì để đạt được thành công mong muốn.
  • Công tư phân minh trong mọi việc và biết cách cân bằng cuộc sống.

ii/ Làm gì để rèn luyện kỹ năng Self-leadership?

Tìm hiểu chính bản thân mình

Tự nhận thức và tìm hiểu về bản thân sẽ giúp bạn xác định được nhu cầu, động cơ và động lực làm việc của mình thông qua đặc điểm tính cách, ưu nhược điểm, giá trị của bản thân, tài năng và sở thích.

Xác định mục đích cốt lõi của bản thân

Để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo bản thân, bạn rất cần xác định được mục đích cốt lõi mình muốn hướng tới. Khi bạn xác định được mục đích cốt lõi của mình, bạn sẽ gia tăng được động lực để duy trì, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Kỹ năng ra quyết định

Đưa ra các quyết định đúng, kịp thời là điều rất khó trong tình trạng ức chế, căng thẳng. Bạn không thể đoán trước những tình huống mình phải đối diện nhưng bạn có thể rèn luyện kỹ năng đưa ra quyết định và lựa chọn cách bản thân sẽ phản ứng với tình huống như thế nào. Kỹ năng ra quyết định sẽ giúp bạn kiểm soát tình huống, kiểm soát cảm xúc để dần hoàn thiện khả năng lãnh đạo bản thân mình. 

Kỹ năng quản lý và tự thiết lập mục tiêu

Năng lực lập kế hoạch là khả năng chuyển hóa những mục tiêu lớn, lâu dài thành những cột mốc nhỏ để quản lý và xác định từng bước dễ dàng hơn. Việc chia nhỏ mục tiêu này sẽ giúp bạn tránh được trạng thái choáng ngợp, chán nản, thậm chí sợ hãi vì mục tiêu quá thử thách, bất khả thi. Khi bạn hoàn thành những cột mốc đó thì cũng có nghĩa là bạn đang tiến những bước gần hơn đến với mục tiêu lớn mình đề ra.

Học tập từ thất bại

Những kinh nghiệm thực tế của mỗi người được tích lũy không chỉ với những thành công mà còn là thất bại. “Thất bại là mẹ thành công” khi mình học tập được gì từ những thất bại đó. Nếu bạn rút ra được bài học cho mình và không lặp lại chúng sau này thì đó được xem là một thất bại có giá trị.

Dù là lãnh đạo, là quản lý hay chỉ là nhân viên thì kỹ năng Self-leadership cũng rất cần thiết để làm chủ cuộc sống, dễ dàng quyết định hướng đi trong tương lai và hiện thực hóa những điều mà mình mong muốn. 

Xem thêm: Multitasking và 5 cách cải thiện kỹ năng làm việc đa nhiệm

Xem thêm: “Bệnh” trì hoãn – chướng ngại vật khó nhằn trên đường đến thành công

Xem thêm: 5 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!