Dù bạn có ăn mặc đẹp đến đâu, phần giới thiệu hay thế nào và nội dung chuẩn bị tốt đến mấy nhưng nếu bạn trình bày với một chất giọng yếu ớt lại còn đều đều như ru ngủ thì buổi thuyết trình cũng xem như thất bại một phần không nhỏ. Cùng một nội dung nhưng được trình bày với chất giọng dễ nghe, trầm bổng với kỹ năng thuyết trình, bạn sẽ chinh phục được người nghe và truyền đạt toàn bộ thông tin một cách tốt nhất. 5 tips sau sẽ giúp bạn cải thiện điều này.

Thuyết trình là kể chuyện, không phải đọc chữ 

Một trong những lỗi hay gặp nhất khi thuyết trình chính là nhìn vào giấy và đọc toàn bộ nội dung làm cho giọng đọc trở nên đều đều, không có cảm xúc. Ngoài ra, chúng ta thường hay soạn sẵn nội dung và học thuộc nó trong lúc luyện tập. Tuy nhiên, cách này rất dễ khiến ta rơi vào tình trạng học vẹt và bị động nếu bỏ sót mất một ý nào đó. 

Thay vì cầm cả một kịch bản để đọc, hãy chỉ mang theo tấm giấy ghi chú về trình tự những điều cần nói. Việc nói chính xác từng từ một như trong kịch bản là không cần thiết, hãy nói như bạn đang chia sẻ một điều gì đó rất thú vị. 

Rèn luyện âm vực

Tiếng nói của con người có 3 cung bậc: cao, trung và trầm. Hãy linh hoạt sử dụng để buổi thuyết trình không bị nhàm chán. Bạn có thể thu hút sự quan tâm của người nghe bằng cách cao giọng để nhấn mạnh sự phấn khích, bất ngờ, tạo niềm tin vào những gì bạn đang nói. Sử dụng âm điệu thấp để nhấn mạnh vào mức độ, sự quan tâm, hay khi bạn đang tỏ ra là mình trầm ngâm, suy nghĩ. Di chuyển ngữ điệu từ thấp tới cao để dẫn dắt suy nghĩ của thính giả. Và đôi khi, một khoảng lặng có thể giúp bạn vừa thu hút sự tập trung của thính giả vừa có thời gian cho bạn uống một ngụm nước nhỏ.

Kiểm soát tốc độ nói 

Nói nhanh tuy truyền tải được nhiều dữ liệu trong khoảng thời gian ngắn, nhưng lại không truyền được cảm xúc. Nhưng nếu bạn nói quá nhanh sẽ khiến người nghe khó theo dõi, làm giảm sự thuyết phục trong bài thuyết trình của mình. Tốc độ lý tưởng khi trình bày là 120 đến 160 từ một phút, nhưng hãy căn chỉnh tốc độ nói sao cho phù hợp với bài nói. Nói chậm rãinhấn nhá những điểm quan trọng sẽ giúp bài thuyết thuyết tình mang nhiều năng lượng và trở nên đáng tin cậy hơn.

Ngắt nghỉ đúng lúc

Việc ngắt nhịp đúng thời điểm có thể giúp bạn lấy lại sự tự nhiêntính mạnh mẽ cho bài phát biểu của mình. Nếu cứ trình bày đều đều, không ngắt nghỉ khi nói thì người nghe vừa cảm giác buồn ngủ, vừa không biết đâu là điểm nhấn trong bài nói của bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết mình nên ngắt chỗ nào để tăng thêm sức mạnh cho phần thuyết trình của mình. Thông thường, bạn nên ngừng ngay trước hoặc sau khi bạn trình bày một quan điểm quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. 

Hạn chế dùng từ đệm quá nhiều

Hạn chế tối thiểu việc sử dụng các từ “À, ừm, thì, là, mà…” mỗi khi bạn cần thời gian để suy nghĩ nên nói gì tiếp theo. Điều này rất thiếu chuyên nghiệp và nội dung bạn trình bày cũng bị ngắt quãng và mất đi tính mạch lạc. Thay vì sử dụng những từ đệm kể trên, bạn có thể im lặng vài giây và hít một hơi để lấy lại bình tĩnh trước khi tiếp tục. Hãy tập nói trước nhiều lần để bài thuyết trình được mượt mà hơn. Thực tế, nhiều người có giọng nói yếu đã trở thành những người thuyết trình đầy tự tin với giọng nói to, khỏe nhờ nỗ lực rèn luyện.

Thuyết trình hay không chỉ phụ thuộc vào phần trình bày đẹp mắt hay nội dung thú vị. Một bài thuyết trình tốt là khi nó thuyết phục và thu hút được người nghe. Giọng nói khi thuyết trình là thứ có thể cải thiện theo thời gian nếu bạn thật sự cố gắng. 

Xem thêm:5 cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp và khéo léo

Xem thêm: Top những điều khiến nhân viên mất động lực

Xem thêm: 5 kỹ năng take-note hiệu quả trong cuộc họp

Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!