Fullstack developer (Lập trình viên Fullstack) là thuật ngữ quen thuộc trong ngành IT và dễ dàng bắt gặp trong các vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. Vậy Fullstack developer là gì và những cơ hội cũng như thử thách mà vai trò này có thể mang tới cho các bạn trẻ? Cũng Metajobs tìm kiếm câu trả lời nhé! 

Fullstack developer là gì?

Fullstack developer là người có thể phụ trách cả mảng Front-end (giao diện của người dùng), và mảng Back-end (máy chủ, cơ sỡ dữ liệu, logic), cũng như bảo mật của hệ thống. Họ là người có khả năng tư duy logic cao và khả năng ứng biến linh hoạt. Dù không phải là người giỏi nhất về khả năng lập trình riêng biệt ở từng mảng, họ là người hiểu rõ các công nghệ và tính chất hoạt động của dự án, từ đó có kết hợp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Kỹ năng cần thiết của một Fullstack developer?

Để làm tốt vai trò của một Fullstack developer, bạn cần thông thạo những kỹ năng sau đây

  • Ngôn ngữ lập trình: Bạn cần thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình, phổ biến hiện nay bao gồm PHP, C#, Python, Ruby, … Ngoài ra, bạn còn cần nắm chắc cấu trúc, thiết kế, và phát triển hướng đối tượng OOP (Object-oriented design), các design patterns để có thể kiếm soát chất lượng dự án. 
  • Framework: Việc nắm vững các sử dụng các framework sẽ giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao hiệu suất công việc. Mỗi ngôn ngữ lập trình có những framework khác nhau: Java thì có Spring, Python có Django, hay PHP có Hibernate. 
  • Front end: Để nâng cao sự trải nghiệm hài lòng của khách hàng thì kỹ năng Front-end là không thể thiếu với một lập trình viên Fullstack. Bạn sẽ cần nắm rõ và am hiểu HTML5, CSS3, Javascripts và các thư viện của bên thứ ba như React, AngularJS, hay jquery. 
  • Database & Caching: Bất kỳ dự án nào cũng cần có cơ sở dữ liệu. Vì vậy, là một Fullstack developer, bạn cần nắm rõ các CSDL này như MySQL, MonggoDB, hay Oracle để có thể đưa ra các sự lựa chọn phù hợp với dự án. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sự hiểu biết về các kỹ thuật Caching như Redis, Varnish, Memcached, …
  • Ngoài ra, những kĩ năng khác có thể kể đến như kỹ năng thiết kế cơ bản, làm việc với API, GIT, và viết các unit test, … cũng đều quan trọng để tạo nên một Fullstack developer.

Cơ hội và thử thách khi trở thành Fullstack developer

Có thể nói, Fullstack developer đang là vị trí được nhiều lập trình viên hướng tới khi định hướng nghề nghiệp vì những cơ hội và lợi ích lớn

  • Cơ hội việc làm đa dạng: Fullstack developer đang là sự lựa chọn ưa thích của các doanh nghiệp vì khả năng linh hoạt. Ngoài ra, do tính chất đa dạng trong mỗi dự án, vị trí này không bị nhàm chán trong công việc hằng ngày
  • Mức thu nhập “khủng”: Tại Việt Nam, mức lương trung bình của lập trình viên Fullstack cao hơn hơn so với các lập trình viên khác cùng mức độ từ 10-30%.
  • Lộ trình thăng tiến dễ dàng: Khi đã kinh nghiệm và kĩ năng nhìn tổng quát về hệ thống, các Fullstack developer dễ dàng có cơ hội thăng tiến để trở thành team leader hoặc produc manager. Họ cũng là những key member, cầu nối giữa các thành viên và các team với nhau. 
Full-stack-developer-trau-doi-ky-nang-chuyen-mon-ve-moi-mat

Để có thể có những đãi ngộ hấp dẫn của vị trí Fullstack developer, tuy nhiên, không phải là điều dễ dàng. Các lập trình viên cần phải am hiểu kỹ một mảng chuyên môn trước khi học hỏi các mảng kiến thức khác. Bạn cần phải luôn có tinh thần trao dồi kiến thức và Tiếng Anh để đáp ứng được sự phát triển nhanh của các công nghệ. Ngoài hiểu biết về chuyên môn, năng lực giao tiếp và quản lý dự án cũng vô cùng quan trọng và đòi hỏi người lập trình viên Fullstack phải không ngừng rèn luyện và cải thiện kĩ năng của mình. 

Xem thêm: Cách viết CV dành cho IT Fresher

Xem thêm:[BÁO CÁO] STACK OVERFLOW’S 2022 DEVELOPER SURVEY

Đừng quên, Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!