Làm việc đa nhiệm (multitasking) giúp hoàn thành nhiều công việc cùng một lúc nhưng kết quả của mỗi đầu việc lại chưa chắc đạt hiệu quả cao. Trong khi đó, làm việc đơn nhiệm (monotasking) lại giúp tối đa hóa hiệu quả bằng cách tập trung vào một công việc lần lượt. Hãy thử áp dụng phương pháp Mono-tasking để giúp cải thiện khả năng tập trung và kỹ năng quản lý thời gian của bạn.
Thế nào gọi là Mono-tasking?
Làm việc đơn nhiệm (Mono-tasking) là khi bạn tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể tại một thời điểm nhất định. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng phương pháp này yêu cầu bạn phải biết cách quản lý thời gian để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, ngắn gọn và là trọng tâm duy nhất mà bạn đặt sự chú ý trong khoảng thời gian được đề ra. Các nhà nghiên cứu cho biết mục tiêu của làm việc đơn nhiệm là mỗi công việc đều được tập trung nhất có thể và không bị phân tâm trong suốt khoảng thời gian đó.
Mono-tasking sẽ giúp chúng ta suy nghĩ lại về cách làm việc và thay đổi những thói quen hiện tại của mình. Làm việc đơn nhiệm không chỉ dừng lại ở việc giúp nâng cao năng suất công việc, nó còn giúp bạn nhận thức và ghi nhớ rõ hơn về những việc xảy ra trong ngày. Không những thế, làm việc đơn nhiệm cũng là một cách để khởi đầu cho lối sống tỉnh thức và nhẹ nhàng hơn. Vì khi chúng ta không phải vướng bận bởi nhiều chuyện trong cùng một lúc sẽ có thể kiểm soát suy nghĩ một cách dễ dàng, đồng thời mức độ căng thẳng của tâm trí cũng giảm đáng kể.
Bắt đầu Mono-tasking từ đâu?
Khi bắt đầu làm quen với một phương pháp làm việc mới, hãy từ từ thay đổi từng bước để nó dần trở thành thói quen.
1. Luyện tập kỹ năng “deep work”
Làm việc sâu (deep work) là khả năng tập trung cao độ và không để bất cứ sự xao nhãng nào từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc bạn đang làm. Bryant Adibe, Giám đốc Sức khỏe của Hệ thống Đại học Rush cho Sức khỏe tại Inc, cho rằng thay vì làm việc dồn dập trong thời gian ngắn từ 15 đến 20 phút, hãy dành ra 2 đến 4 giờ mỗi ngày để giải quyết một nhiệm vụ duy nhất mà không bị gián đoạn. Điều này đảm bảo sẽ giảm mức độ căng thẳng trong công việc của bạn, giúp não bộ được phát huy tối đa công dụng của nó và chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả về dài.
2. Loại bỏ yếu tố gây nhiễu trong môi trường làm việc của bạn
Hãy loại bỏ các yếu tố gây nhiễu để bạn hoàn toàn tập trung. Tắt điện thoại, ứng dụng hoặc bất kỳ ứng dụng có thông báo. Bạn có thể cài đặt chặn sử dụng điện thoại trong các khoảng thời gian đặt ra và chuyển đổi sang chế độ “không làm phiền”. Nghe tiếng ồn trắng, tạp âm nền, nhạc không lời hoặc sử dụng tai nghe chống tiếng ồn nếu cần thiết để giúp bạn đạt trạng thái tập trung tốt nhất.
3. Tìm ra thời gian làm việc tốt nhất của bạn
Dù là vào sáng sớm, ngay sau bữa trưa hay tối muộn, mỗi người đều có những khoảng thời gian trong ngày mà họ sẽ làm việc hiệu quả nhất. Một khi bạn xác định được “golden hour” của mình, hãy lên lịch làm việc sâu trong thời điểm này, đồng thời đây cũng là lúc thích hợp để làm những việc khó nhất, đòi hỏi nhiều năng lượng nhất.
4. Tập trung vào những gì quan trọng
Adibe đã chia sẻ với Tạp chí Inc rằng: “Vào cuối đời, sẽ không ai nhớ chúng ta đã trả lời email nhanh như thế nào; và không ai trên giường bệnh yêu cầu thêm thời gian để ngồi thông qua một cuộc họp ngân sách khác. Thay vào đó, chúng ta tìm kiếm nhiều thời gian hơn để làm và trải nghiệm những điều mang lại ý nghĩa và mục đích sống cho chính mình. Đó là cốt lõi của việc Môn-tasking, suy nghĩ lại về cách chúng ta làm việc để chúng ta có thể tương tác một cách có ý nghĩa hơn với môi trường của mình.”
Trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, hay tự hỏi bản thân hai câu hỏi sau:
- Việc này mang lại giá trị cho bản thân, và cho những mục tiêu mà mình theo đuổi hay không?
- Những việc quan trọng nào có khả năng đem lại nhiều giá trị nhiều hơn trong hôm nay?
Hai câu hỏi trên sẽ giúp bạn loại bỏ những nhiệm vụ không cần thiết và tập trung hoàn thành những việc cần được ưu tiên hơn.
Mono-tasking hay multi-tasking là hai phương pháp làm việc trái ngược nhau. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khả năng, tính chất công việc và lựa chọn phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Học cách từ chối – Kỹ năng xử lý vấn đề nơi công sở
Xem thêm: Self-leadership: Trở thành nhà lãnh đạo của chính cuộc đời mình
Xem thêm: 5 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Follow Fanpage của Metajobs ngay để không bỏ lỡ nhiều vị trí tuyển dụng cũng như tin tức về ngành nghề của bạn ngay!